Thuế giá trị gia tăng là một trong những loại thuế mà doanh nghiệp phải đóng cho nhà nước khi thành lập công ty. Vậy phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật Việt Nam hiện nay như thế nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp vướng mắc này.
1. Thuế giá trị gia tăng là gì? Đối tượng nào phải nộp thuế giá trị gia tăng
- Khái niệm:Thuế giá trị gia tăng hay còn được gọi tắt là thuế VAT là mức thuế tính trên các giá trị tăng thêm của dịch vụ, hàng hóa phát sinh ở trong quá trình tiến hành sản xuất, lưu thông hàng hóa dịch vụ đến người tiêu dùng. Có thể hiểu là chênh lệch giữa phần giá trị mua vào và bán ra.
- Đối tượng phải nộp thuế GTGT:
- Những đối tượng phải đóng thuế giá trị gia tăng là tất cả các hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho mục đích kinh doanh, sản xuất, tiêu dung tại Việt Nam. Trừ một số trường hợp được quy định riêng là không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
- Chủ thể nộp thuế là tất cả cá nhân, tổ chức tiến hành sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và người tiến hành nhập khẩu hàng hóa phải chịu thuế giá trị gia tăng.
2. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật Việt Nam
Hiện nay, phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật Việt Nam bao gồm 2 cách thức chính:
- Cách thứ nhất: Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
- Cách thứ hai: Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp.
>>> Mỗi phương pháp tính thuế gtgt sẽ có cách tính khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm từng doanh nghiệp mà cần lựa chọn các phương pháp tính thuế giá trị gia tăng phù hợp.
3. Hướng dẫn các phương pháp tính thuế gtgt cho doanh nghiệp
Hướng dẫn cách tính thuế gtgt theo phương pháp khấu trừ
- Đối tượng có thể áp dụng phương pháp giá trị gia tăng khấu trừ:
- Phương pháp tính thuế gtgt khấu trừthường áp dụng đối với công ty, doanh nghiệp hay địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện tiến hành đủ về chế độ kế toán, chứng từ, hóa đơn theo quy định cụ thể của pháp luật về chứng từ, kế toán, hóa đơn đồng thời đăng ký thực hiện tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Ngoài ra, mức doanh thu hàng năm của doanh nghiệp phải đạt 1 tỷ đồng trở lên.
- Nếu tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp này thì doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn ghi đầy đủ nội quy, quy định, khoản phí thu thêm, phụ thu.
- Công thức tính thuế giá trị gia tăng
- Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT của đầu ra – Thuế GTGT của đầu vào được khấu trừ.
- Số thuế giá trị gia tăng đầu ra = Tổng số thuế giá trị gia tăng hàng hóa, dịch vụ được bán ra được ghi trên hóa đơn GTGT.
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào = Tổng số thuế giá trị gia tăng được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa và dịch vụ hay sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ sản xuất phải chịu thuế GTGT.
>>> Thuế GTGT đầu vào: Trong quá trình kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp có thể sẽ mua sắm trang thiết bị hay nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh nên sẽ phát sinh thuế GTGT đầu vào. Đây là thuế GTGT mà doanh nghiệp cần trả cho các nhà cung cấp thiết bị, vật liệu.
>>> Thuế GTGT đầu ra: Khi doanh nghiệp mua trang thiết bị, nguyên vật liệu và sử dụng chúng để sản xuất, chế biến ra hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho người tiêu dùng thì thuế GTGT nằm trong mức giá bán cần người tiêu dùng chi trả chính là thuế GTGT đầu ra.
Hướng dẫn tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính thuế gtgt trực tiếp
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng trực tiếp áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân ngoại quốc không tiến hành kinh doanh theo Luật đầu tư cũng như các tổ chức kinh tế, xã hội, chính trị, đơn vị vũ trang nhân dân.... không thực hiện đầy đủ hoặc không thực hiện các chế độ về kế toán, hóa đơn, chứng từ theo như quy định hiện hành.
- Cá nhân, hộ kinh doanh không có tiến hành thực hiện việc kiểm toán chứng từ, hóa đơn, kế toán theo luật.
- Các cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý ở lĩnh vực vùa chế tác, vừa mua bán vàng bạc.
- Công thức tínhthuế suất thuế giá trị gia tăng trực tiếp
- Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT.(Cho trường hợp mua bán vàng bạc đá quý và chế tác vàng bạc đá quý).
- Thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu (áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp có doanh thu lợi nhuận dưới 1 tỷ VNĐ hay không đăng ký tính thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp khấu trừ).
- Mức thuế giá trị gia tăng hay tỷ lệ % giá trị gia tăng này sẽ được xác định cụ thể như sau:
- Ngành thương mai phân phối, cung cấp hàng hóa: 10%.
- Ngành dịch vụ xây dựng bao thầu nguyên vật liệu: 50%.
- Nhành sản xuất, vận tải và dịch vụ liên quan đến xây dựng bao thầu nguyên liệu hay hàng hóa: 30%.
- Các ngành nghề khác sẽ có những tỉ lệ % riêng tùy theo tính chất ngành nghề.
4. Hướng dẫn sử dụng hóa đơn khi nộp thuế GTGT
Nộp thuế theocách tính thuế giá trị gia tăng được khấu trừ:
- Nếu muốn áp dụng cách nộp thuế giá trị gia tăng này thì doanh nghiệp và các chủ kinh doanh phải sử dụng hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn cần ghi đầy đủ thông tin và nội dung theo quy định, trong đó sẽ phải có cả các khoản phụ phí, phụ thu nếu có.
- Trong các trường hợp mà hóa đơn GTGT không ghi rõ các khoản thuế GTGT thì mức thuế GTGT đầu ra sẽ được tính bằng giá tiền được thanh toán trên hóa đơn nhân với thuế suất thuế GTGT.
Nộp thuế theo phương thức tính thuế GTGT trực tiếp:
- Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ nộp thuế GTGT dựa theo hóa đơn bán hàng.
>>> Nếu bạn muốn được tư vấn phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật Việt Nam cụ thể hơn khi thành lập công ty thì có thể liên hệ đến Hùng Kim Hoa để được tư vấn cụ thể hơn.
Mong rằng hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo pháp luật Việt Nam trên đây sẽ hữu ích với doanh nghiệp của bạn. Giúp bạn biết cách tính thuế giá trị gia tăng và lựa chọn được phương thức tính thuế giá trị gia tăng phù hợp với công ty, doanh nghiệp của mình.Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến Hùng Kim Hoa để được tư vấn chi tiết hơn.